Hành động hôm nay - Tạo dựng cuộc sống ngày mai:
- Hãy nghĩ đến nền tảng đảm bảo lợi ích lâu dài
- Hãy đọc quyển sách "Từ Độc Tài đến Dân Chủ" của viện Albert Einstein

Thứ Sáu, 25 tháng 5, 2018

'Thu giá' là thái độ lì lợm, trắng trợn với người dân

"Thu giá" là sự xảo quyệt về ý đồ. Việc thu tiền vé đi đường BOT theo cách thực hiện ở Việt Nam thời gian qua xung đột với quy định về phí...

"Thu giá" là sự thiếu hiểu biết về ngôn ngữ. Nhưng đây chẳng phải sự thiếu hiểu biết đến mức thật thà. Thiếu hiểu biết cái này nhưng cáo già trong cái khác. Bởi vì “thu giá" là sự trí trá về lập luận.
Đường BOT không phải là "sản phẩm của doanh nghiệp". Nếu doanh nghiệp mua quyền sử dụng đất, làm đường riêng không dính gì vào các tuyến đường của Nhà nước, thì đó mới là sản phẩm doanh nghiệp, họ định giá vé thế nào, có ai đi là việc của họ.
ong tran dang tuan thu gia la thai do li lom trang tron voi nguoi dan hinh 1
"Trạm thu giá" Bến Lức

Còn BOT là sản phẩm của hợp tác công tư. Doanh nghiệp làm đường trên đất Nhà nước cho, cải tạo đường vốn có của xã hội, được khai thác trong thời hạn nhất định để hoàn vốn và có lãi trong khuôn khổ được định ra qua phương án tài chính.
Hiện nay, đa số các dự án đó ký với Nhà nước là hợp đồng "mở". Nghĩa là thời gian họ được thu tiền căn cứ vào lưu lượng xe đi qua và mức phí xe đi qua phải trả. Cho nên họ mới được kêu ca là thu thấp thì phải thu lâu hơn.
Bây giờ nói là sản phẩm của họ tức là phủi cái phần của dân của Nhà nước trong BOT đó. Thử hỏi nếu nó là sản phẩm của doanh nghiệp sao lại phải kiểm soát xác minh số tiền thực đầu tư, số tiền thực mỗi ngày thu vào như vừa qua đã buộc phải làm?
"Thu giá" là sự xảo quyệt về ý đồ. Việc thu tiền vé đi đường BOT theo cách thực hiện ở Việt Nam thời gian qua xung đột với quy định về phí theo pháp luật.
Tách nó ra khỏi phí là để hợp pháp hoá việc thu tiền lần thứ hai đối với người dân trên nhiều đoạn đường BOT, đánh bật khỏi tay người dân vũ khí pháp lý hợp pháp để phản đối sự bất công thiếu minh bạch.
"Thu giá" là sự lỳ lợm và trắng trợn trong thái độ đối với người dân. Dân không phản đối BOT, dân không phản đối chuyện đi đường BOT tốt hơn thì phải nộp tiền. Cũng không phải BOT ở chỗ nào cũng không hợp lý. Có những đường, cầu BOT làm cả vùng xưa nay thiếu đường, thiếu cầu nay đi lại giao thương thuận lợi hơn. Cái đó dân ủng hộ. Dân phản đối cái gì? Dân phản đối chuyện đường Quốc lộ số 1A của đất nước được tráng lên một lớp rồi thu như thể đó là đường họ làm ra từ đầu.
Dân phản đối chuyện không có lựa chọn, đi đường nào cũng phải nộp BOT. Dân phản đối chuyện khai khống giá trị đầu tư BOT rồi từ đó định ra giá vé và thời hạn thu.
Dân phản đối chuyện cầu Nhà nước làm vẫn đi được bị ngăn lại "lùa xe" sang bắt đi cầu mới phải trả tiền BOT. Dân phản đối chuyện cho thu BOT cả đường mới lẫn đường cũ để "lùa dân" sang đường mới BOT. Dân phản đối chuyện không dùng đường BOT nhưng buộc phải đi qua trạm và phải mất tiền. Dân phản đối chuyện ém giảm số lưu lượng xe qua trạm BOT để thu lời tối đa. Dân phản đối chuyện chẳng có cuộc đấu thầu nào cả mà chỉ số quan chức cùng doanh nghiệp ký với nhau làm BOT chỗ này, chỗ kia. Dân phản đối chuyện làm BOT có thể "tay không bắt...vàng".
Dân phản đối vì đóng thuế, đóng phí đường bộ và đóng góp suốt bao năm bây giờ đất nước đến con đường xuyên Việt đầu tiên cũng chi chít trạm thu tiền. Dân phản đối vì tiền nộp BOT nhiều hơn chi cho xăng dầu, mọi hoạt động kinh tế hay dân sinh đều bị thêm gánh nặng.
Những cái đó có không? Dân phản đối có sai không? Đành là có những cái sai đã xảy ra nhưng khó xoá đi làm lại được, mà phải chấp nhận hậu quả, thì cách làm vẫn là phải nhìn vào bản chất sự thật mà nói với dân.
Thay vì thẳng thắn rành mạch với dân, cùng dân tìm giải pháp khắc phục, thì lại chọn cách lấy chữ mà che đậy bản chất vấn đề, nặn ra cái cơ sở lý cùn để ép dân phải theo.

Trần Đăng Tuấn

Chủ Nhật, 14 tháng 1, 2018

Hiến Pháp Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa 1946


HIẾN PHÁP
NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ
(QUỐC HỘI NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ THÔNG QUA NGÀY 9-11-1946)
 __________________________
LỜI NÓI ĐẦU
Cuộc cách mạng tháng Tám đã giành lại chủ quyền cho đất nước, tự do cho nhân dân và lập ra nền dân chủ cộng hoà.
Sau tám mươi năm tranh đấu, dân tộc Việt Nam đã thoát khỏi vòng áp bức của chính sách thực dân, đồng thời đã gạt bỏ chế độ vua quan. Nước nhà đã bước sang một quãng đường mới.
Nhiệm vụ của dân tộc ta trong giai đoạn này là bảo toàn lãnh thổ, giành độc lập hoàn toàn và kiến thiết quốc gia trên nền tảng dân chủ.
Được quốc dân giao cho trách nhiệm thảo bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, Quốc hội nhận thấy rằng Hiến pháp Việt Nam phải ghi lấy những thành tích vẻ vang của Cách mạng và phải xây dựng trên những nguyên tắc dưới đây:
- Đoàn kết toàn dân, không phân biệt giống nòi, gái trai, giai cấp, tôn giáo.
- Đảm bảo các quyền tự do dân chủ.
- Thực hiện chính quyền mạnh mẽ và sáng suốt của nhân dân.
Với tinh thần đoàn kết, phấn đấu sẵn có của toàn dân, dưới một chính thể dân chủ rộng rãi, nước Việt Nam độc lập và thống nhất tiến bước trên đường vinh quang, hạnh phúc, cùng nhịp với trào lưu tiến bộ của thế giới và ý nguyện hoà bình của nhân loại.
Chương I
CHÍNH THỂ
Điều thứ 1
Nước Việt Nam là một nước dân chủ cộng hoà.
Tất cả quyền binh trong nước là của toàn thể nhân dân Việt Nam, không phân biệt nòi giống, gái trai, giàu nghèo, giai cấp, tôn giáo.
Điều thứ 2
Đất nước Việt Nam là một khối thống nhất Trung Nam Bắc không thể phân chia.
Điều thứ 3
Cờ của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà nền đỏ, giữa có sao vàng năm cánh.
Quốc ca là bài Tiến quân ca.
Thủ đô đặt ở Hà Nội.
Chương II
NGHĨA VỤ VÀ QUYỀN LỢI CÔNG DÂN
Mục A
NGHĨA VỤ
Điều thứ 4:
Mỗi công dân Việt Nam phải:
- Bảo vệ Tổ quốc
- Tôn trọng Hiến pháp
- Tuân theo pháp luật.
Điều thứ 5
Công dân Việt Nam có nghĩa vụ phải đi lính.
Mục B
QUYỀN LỢI
Điều thứ 6
Tất cả công dân Việt Nam đều ngang quyền về mọi phương diện: chính trị, kinh tế, văn hoá.
Điều thứ 7
Tất cả công dân Việt Nam đều bình đẳng trước pháp luật, đều được tham gia chính quyền và công cuộc kiến quốc tuỳ theo tài năng và đức hạnh của mình.
Điều thứ 8
Ngoài sự bình đẳng về quyền lợi, những quốc dân thiểu số được giúp đỡ về mọi phương diện để chóng tiến kịp trình độ chung.
Điều thứ 9
Đàn bà ngang quyền với đàn ông về mọi phương diện.
Điều thứ 10
Công dân Việt Nam có quyền:
- Tự do ngôn luận
- Tự do xuất bản
- Tự do tổ chức và hội họp
- Tự do tín ngưỡng
- Tự do cư trú, đi lại trong nước và ra nước ngoài.
Điều thứ 11
Tư pháp chưa quyết định thì không được bắt bớ và giam cầm người công dân Việt Nam.
Nhà ở và thư tín của công dân Việt Nam không ai được xâm phạm một cách trái pháp luật.
Điều thứ 12
Quyền tư hữu tài sản của công dân Việt Nam được bảo đảm..
Điều thứ 13
Quyền lợi các giới cần lao trí thức và chân tay được bảo đảm.
Điều thứ 14
Những người công dân già cả hoặc tàn tật không làm được việc thì được giúp đỡ. Trẻ con được săn sóc về mặt giáo dưỡng.
Điều thứ 15
Nền sơ học cưỡng bách và không học phí. Ở các trường sơ học địa phương, quốc dân thiểu số có quyền học bằng tiếng của mình.
Học trò nghèo được Chính phủ giúp.
Trường tư được mở tự do và phải dạy theo chương trình Nhà nước.
Điều thứ 16
Những người ngoại quốc tranh đấu cho dân chủ và tự do mà phải trốn tránh thì được trú ngụ trên đất Việt Nam.
Mục C
BẦU CỬ, BÃI MIỄN VÀ PHÚC QUYẾT
Điều thứ 17
Chế độ bầu cử là phổ thông đầu phiếu. Bỏ phiếu phải tự do, trực tiếp và kín.
Điều thứ 18
Tất cả công dân Việt Nam, từ 18 tuổi trở lên, không phân biệt gái trai, đều có quyền bầu cử, trừ những người mất trí và những người mất công quyền.
Người ứng cử phải là người có quyền bầu cử, phải ít ra là 21 tuổi, và phải biết đọc, biết viết chữ quốc ngữ.
Công dân tại ngũ cũng có quyền bầu cử và ứng cử.
Điều thứ 19
Cách thức tuyển cử sẽ do luật định.
Điều thứ 20
Nhân dân có quyền bãi miễn các đại biểu mình đã bầu ra, theo Điều thứ 41 và 61.
Điều thứ 21
Nhân dân có quyền phúc quyết về Hiến pháp và những việc quan hệ đến vận mệnh quốc gia, theo Điều thứ 32 và 70.
Chương III
NGHỊ VIỆN NHÂN DÂN
Điều thứ 22
Nghị viện nhân dân là cơ quan có quyền cao nhất của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà.
Điều thứ 23
Nghị viện nhân dân giải quyết mọi vấn đề chung cho toàn quốc, đặt ra các pháp luật, biểu quyết ngân sách, chuẩn y các hiệp ước mà Chính phủ ký với nước ngoài.
Điều thứ 24
Nghị viện nhân dân do công dân Việt Nam bầu ra. Ba năm bầu một lần.
Cứ 5 vạn dân thì có một nghị viên.
Số nghị viên của những đô thị lớn và những địa phương có quốc dân thiểu số sẽ do luật định.
Điều thứ 25
Nghị Viên không phải chỉ thay mặt cho địa phương mình mà còn thay mặt cho toàn thể nhân dân.
Điều thứ 26
Nghị viện nhân dân tự thẩm tra xem các nghị viên có được bầu hợp lệ hay không.
Điều thứ 27
Nghị viện nhân dân bầu một Nghị trưởng, hai Phó nghị trưởng, 12 uỷ viên chính thức, 3 uỷ viên dự khuyết để lập thành Ban thường vụ.
Nghị trưởng và Phó nghị trưởng kiêm chức Trưởng và Phó trưởng Ban thường vụ.
Điều thứ 28
Nghị viện nhân dân mỗi năm họp hai lần do Ban thường vụ triệu tập vào tháng 5 và tháng 11 dương lịch.
Ban thường vụ có thể triệu tập hội nghị bất thường nếu xét cần.
Ban thường vụ phải triệu tập Nghị viện nếu một phần ba tổng số nghị viên hoặc Chính phủ yêu cầu.
Điều thứ 29
Phải có quá nửa tổng số nghị viên tới họp, hội nghị mới được biểu quyết.
Nghị viện quyết nghị theo quá nửa số nghị viên có mặt.
Nhưng muốn tuyên chiến thì phải có hai phần ba số nghị viện có mặt bỏ phiếu thuận.
Điều thứ 30
Nghị viện họp công khai, công chúng được vào nghe.
Các báo chí được phép thuật lại các cuộc thảo luận và quyết nghị của Nghị viện.
Trong những trường hợp đặc biệt, Nghị viện có thể quyết nghị họp kín.
Điều thứ 31
Những luật đã được Nghị viện biểu quyết, Chủ tịch nước Việt Nam phải ban bố chậm nhất là 10 hôm sau khi nhận được thông tri. Nhưng trong hạn ấy, Chủ tịch có quyền yêu cầu Nghị viện thảo luận lại. Những luật đem ra thảo luận lại, nếu vẫn được Nghị viện ưng chuẩn thì bắt buộc Chủ tịch phải ban bố.
Điều thứ 32
Những việc quan hệ đến vận mệnh quốc gia sẽ đưa ra nhân dân phúc quyết, nếu hai phần ba tổng số nghị viên đồng ý.
Cách thức phúc quyết sẽ do luật định.
Điều thứ 33
Khi nào hai phần ba tổng số nghị viên đồng ý, Nghị viện có thể tự giải tán. Ban thường vụ thay mặt Nghị viện tuyên bố sự tự giải tán ấy.
Điều thứ 34
Khi Nghị viện nhân dân đã hết hạn hoặc chưa hết hạn mà tự giải tán thì Ban thường vụ giữ chức quyền cho đến khi bầu lại Nghị viện nhân dân mới.
Điều thứ 35
Hai tháng trước khi Nghị viện nhân dân hết hạn, Ban thường vụ tuyên bố cuộc bầu cử lại. Cuộc bầu cử mới phải làm xong trong hai tháng trước ngày Nghị viện hết hạn.
Khi Nghị viện nhân dân tự giải tán, Ban thường vụ tuyên bố ngay cuộc bầu cử lại. Cuộc bầu cử mới làm xong trong hai tháng sau ngày Nghị viện tự giải tán.
Chậm nhất là một tháng sau cuộc bầu cử, Ban thường vụ phải họp Nghị viện nhân dân mới.
Trong khi có chiến tranh mà nghị viện hết hạn thì Nghị viện hoặc Ban thường vụ có quyền gia hạn thêm một thời gian không nhất định. Nhưng chậm nhất là sáu tháng sau khi chiến tranh kết liễu thì phải bầu lại Nghị viện.
Điều thứ 36
Khi Nghị viện không họp, Ban thường vụ có quyền:
a) Biểu quyết những dự án sắc luật của Chính phủ. Những sắc luật đó phải đem trình Nghị viện vào phiên họp gần nhất để Nghị viện ưng chuẩn hoặc phế bỏ.
b) Triệu tập Nghị viện nhân dân.
c) Kiểm soát và phê bình Chính phủ.
Điều thứ 37
Phải có quá nửa tổng số nhân viên bỏ phiếu thuận, những nghị quyết của Ban thường vụ mới có giá trị.
Điều thứ 38
Khi Nghị viện không họp được, Ban thường vụ cùng với Chính phủ có quyền quyết định tuyên chiến hay đình chiến.
Điều thứ 39
Đầu mỗi khoá họp, sau khi Ban thường vụ báo cáo công việc, vấn đề bỏ phiếu tín nhiệm Ban thường vụ có thể nêu ra, nếu có một phần tư tổng số nghị viên yêu cầu. Toàn Ban thường vụ phải từ chức nếu không được tín nhiệm. Nhân viên Ban thường vụ cũ có thể được bầu lại.
Điều thứ 40
Nếu chưa được Nghị viện nhân dân đồng ý hay trong lúc Nghị viện không họp mà chưa được Ban thường vụ đồng ý thì Chính phủ không được bắt giam và xét xử những nghị viên.
Nghị viên không bị truy tố vì lời nói hay biểu quyết trong Nghị viện.
Trong trường hợp phạm pháp quả tang, Chính phủ có thể bắt giam nghị viên ngay nhưng chậm nhất là 24 giờ phải thông tri cho Ban thường vụ. Ban thường vụ hoặc Nghị viện sẽ định đoạt.
Khi một nghị viên mất quyền ứng cử thì đồng thời mất cả tư cách nghị viên.
Điều thứ 41
Nghị viện phải xét vấn đề bãi miễn một nghị viên khi nhận được đề nghị của một phần tư tổng số cử tri tỉnh hay thành phố đã bầu ra nghị viên đó. Nếu hai phần ba tổng số nghị viên ưng thuận đề nghị bãi miễn thì nghị viên đó phải từ chức.
Điều thứ 42
Phụ cấp của các nghị viên sẽ do luật định.
Chương IV
CHÍNH PHỦ
Điều thứ 43
Cơ quan hành chính cao nhất của toàn quốc là Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hoà.
Điều thứ 44
Chính phủ gồm có Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, Phó chủ tịch và Nội các.
Nội các có Thủ tướng, các Bộ trưởng, Thứ trưởng. Có thể có Phó Thủ tướng.
Điều thứ 45
Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hoà chọn trong Nghị viện nhân dân và phải được hai phần ba tổng số nghị viện bỏ phiếu thuận.
Nếu bỏ phiếu lần đầu mà không đủ số phiếu ấy, thì lần thứ nhì sẽ theo đa số tương đối.
Chủ tịch nước Việt Nam được bầu trong thời hạn 5 năm và có thể được bầu lại.
Trong vòng một tháng trước khi hết nhiệm kỳ của Chủ tịch, Ban thường vụ phải triệu tập Nghị viện để bầu Chủ tịch mới.
Điều thứ 46
Phó chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hoà chọn trong nhân dân và bầu theo lệ thường.
Nhiệm kỳ của Phó chủ tịch theo nhiệm kỳ của Nghị viện.
Phó chủ tịch giúp đỡ Chủ tịch.
Khi Chủ tịch từ trần hay từ chức thì Phó chủ tịch tạm quyền Chủ tịch. Chậm nhất là hai tháng phải bầu Chủ tịch mới.
Điều thứ 47
Chủ tịch nước Việt Nam chọn Thủ tướng trong Nghị viện và đưa ra Nghị viện biểu quyết. Nếu được Nghị viện tín nhiệm, Thủ tướng chọn các Bộ trưởng trong Nghị viện và đưa ra Nghị viện biểu quyết toàn thể danh sách. Thứ trưởng có thể chọn ngoài Nghị viện và do Thủ tướng đề cử ra Hội đồng Chính phủ duyệt y.
Nhân viên Ban thường vụ Nghị viện không được tham dự vào Chính phủ.
Điều thứ 48
Nếu khuyết Bộ trưởng nào thì Thủ tướng thoả thuận với Ban thường vụ để chỉ định ngay người tạm thay cho đến khi Nghị viện họp và chuẩn y.
Điều thứ 49
Quyền hạn của Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hoà:
a) Thay mặt cho nước.
b) Giữ quyền Tổng chỉ huy quân đội toàn quốc, chỉ định hoặc cách chức các tướng soái trong lục quân, hải quân, không quân.
c) Ký sắc lệnh bổ nhiệm Thủ tướng, nhân viên Nội các và nhân viên cao cấp thuộc các cơ quan Chính phủ.
d) Chủ toạ Hội đồng Chính phủ.
đ) Ban bố các đạo luật đã được Nghị viện quyết nghị.
e) Thưởng huy chương và các bằng cấp danh dự.
g) Đặc xá.
h) Ký hiệp ước với các nước.
i) Phái đại biểu Việt Nam đến nước ngoài và tiếp nhận đại biểu ngoại giao của các nước.
k) Tuyên chiến hay đình chiến theo như Điều 38 đã định.
Điều thứ 50
Chủ tịch nước Việt Nam không phải chịu một trách nhiệm nào, trừ khi phạm tội phản quốc.
Điều thứ 51
Mỗi khi truy tố Chủ tịch, Phó chủ tịch hay một nhân viên Nội các về tội phản quốc, Nghị viện sẽ lập một Toà án đặc biệt để xét xử.
Việc bắt bớ và truy tố trước Toà án một nhân viên Nội các về thường tội phải có sự ưng chuẩn của Hội đồng Chính phủ.
Điều thứ 52
Quyền hạn của Chính phủ:
a) Thi hành các đạo luật và quyết nghị của Nghị viện.
b) Đề nghị những dự án luật ra trước Nghị viện.
c) Đề nghị những dự án sắc luật ra trước Ban thường vụ, trong lúc Nghị viện không họp mà gặp trường hợp đặc biệt.
d) Bãi bỏ những mệnh lệnh và nghị quyết của cơ quan cấp dưới, nếu cần.
đ) Bổ nhiệm hoặc cách chức các nhân viên trong các cơ quan hành chính hoặc chuyên môn.
e) Thi hành luật động viên và mọi phương sách cần thiết để giữ gìn đất nước.
g) Lập dự án ngân sách hàng năm.
Điều thứ 53
Mỗi Sắc lệnh của Chính phủ phải có chứ ký của Chủ tịch nước Việt Nam và tuỳ theo quyền hạn các Bộ, phải có một hay nhiều vị Bộ trưởng tiếp ký. Các vị Bộ trưởng ấy phải chịu trách nhiệm trước Nghị viện.
Điều thứ 54
Bộ trưởng nào không được Nghị viên tín nhiệm thì phải từ chức.
Toàn thể Nội các không phải chịu liên đới trách nhiệm về hành vi một Bộ trưởng.
Thủ tướng phải chịu trách nhiệm về con đường chính trị của Nội các. Nhưng Nghị viện chỉ có thể biểu quyết về vấn đề tín nhiệm khi Thủ tướng, Ban thường vụ hoặc một phần tư tổng số Nghị viện nêu vấn đề ấy ra.
Trong hạn 24 giờ sau khi Nghị viện biểu quyết không tín nhiệm Nội các thì Chủ tịch nước Việt Nam có quyền đưa vấn đề tín nhiệm ra Nghị viện thảo luận lại. Cuộc thảo luận lần thứ hai phải cách cuộc thảo luận lần thứ nhất là 48 giờ. Sau cuộc biểu quyết này, Nội các mất tín nhiệm phải từ chức.
Điều thứ 55
Các Bộ trưởng phải trả lời bằng thư từ hoặc bằng lời nói những điều chất vấn của Nghị viện hoặc của Ban thường vụ. Kỳ hạn trả lời chậm nhất là 10 ngày sau khi nhận được thư chất vấn.
Điều thứ 56
Khi Nghị viện hết hạn hoặc tự giải tán, Nội các giữ chức quyền cho đến khi họp Nghị viện mới.
Chương V
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN VÀ UỶ BAN HÀNH CHÍNH
Điều thứ 57
Nước Việt Nam về phương diện hành chính gồm có ba bộ: Bắc, Trung, Nam. Mỗi bộ chia thành tỉnh, mỗi tỉnh chia thành huyện, mỗi huyện chia thành xã.
Điều thứ 58
Ở tỉnh, thành phố, thị xã và xã có Hội đồng nhân dân do đầu phiếu phổ thông và trực tiếp bầu ra.
Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố, thị xã hay xã cử ra Uỷ ban hành chính.
Ở bộ và huyện, chỉ có Uỷ ban hành chính. Uỷ ban hành chính bộ do Hội đồng các tỉnh và thành phố bầu ra. Uỷ ban hành chính huyện do Hội đồng các xã bầu ra.
Điều thứ 59
Hội đồng nhân dân quyết nghị về những vấn đề thuộc địa phương mình. Những nghị quyết ấy không được trái với chỉ thị của các cấp trên.
Uỷ ban hành chính có trách nhiệm:
a) Thi hành các mệnh lệnh của cấp trên.
b) Thi hành các nghị quyết của Hội đồng nhân dân địa phương mình sau khi được cấp trên chuẩn y.
c) Chỉ huy công việc hành chính trong địa phương.
Điều thứ 60
Uỷ ban hành chính chịu trách nhiệm đối với cấp trên và đối với Hội đồng nhân dân địa phương mình.
Điều thứ 61
Nhân viên Hội đồng nhân dân và Uỷ ban hành chính có thể bị bãi miễn.
Cách thức bãi miễn sẽ do luật định.
Điều thứ 62
Một đạo luật sẽ định rõ những chi tiết tổ chức các Hội đồng nhân dân và Uỷ ban hành chính.
Chương VI
CƠ QUAN TƯ PHÁP
Điều thứ 63
Cơ quan tư pháp của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà gồm có:
a) Toà án tối cao.
b) Các toà án phúc thẩm.
c) Các toà án đệ nhị cấp và sơ cấp.
Điều thứ 64
Các viên thẩm phán đều do Chính phủ bổ nhiệm.
Điều thứ 65
Trong khi xử việc hình thì phải có phụ thẩm nhân dân để hoặc tham gia ý kiến nếu là việc tiểu hình, hoặc cùng quyết định với thẩm phán nếu là việc đại hình.
Điều thứ 66
Quốc dân thiểu số có quyền dùng tiếng nói của mình trước Toà án.
Điều thứ 67
Các phiên toà án đều phải công khai, trừ những trường hợp đặc biệt.
Người bị cáo được quyền tự bào chữa lấy hoặc mượn luật sư.
Điều thứ 68
Cấm không được tra tấn, đánh đập, ngược đãi những bị cáo và tội nhân.
Điều thứ 69
Trong khi xét xử, các viên thẩm phán chỉ tuân theo pháp luật, các cơ quan khác không được can thiệp.
Chương VII
SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP
Điều thứ 70
Sửa đổi Hiến pháp phải theo cách thức sau đây:
a) Do hai phần ba tổng số nghị viên yêu cầu.
b) Nghị viện bầu ra một ban dự thảo những điều thay đổi.
c) Những điều thay đổi khi đã được Nghị viện ưng chuẩn thì phải đưa ra toàn dân phúc quyết.

Thứ Sáu, 1 tháng 4, 2011

Quyền lực

"Quyền lực là khả năng làm một việc gì đó". Quyền lực là một yếu tố quan trọng trong mọi mối quan hệ.

1. Tình huống tạo nên quyền lực

Quyền lực xuất hiện khi có mong muốn sử dụng cả hai tình huống sau đây:

  • Phụ thuộc theo chuổi (A->B->C), lẫn nhau (A<->B), vào yếu tố thứ 3 (A->R<-B)
  • Thiếu chắc chắn (bất ngờ hay không thể dự đoán được)

Hai tình huống này tạo ra mối liên hệ thiếu cân bằng. Tấc cả mọi luật lệ trong cuộc sống là để thay đổi hai tình huống trên.

2. Yếu tố tạo nên quyền lực

  • Liên kết *(nhóm, công đoàn, đảng phái, tôn giáo ...)
  • Hệ thống cấp bậc (trong trường học, công ty, nhà nước ...)
  • Thông tin *(nhân viên lấy thông tin, dân làm báo, wikileaks, tv, ...)
  • Kiểm soát một điều gì đó (giúp đở, hổ trợ, cửa quyền ...)
  • Chuyên nghiệp *(giỏi chuyên ngành)
  • Mạng lưới *(sổ liên lạc, mạng internet ...)
  • Chiến thuật (hiểu biết tình hình và biết khi nào phải làm gì)
  • ... 

3. Thay đổi quyền lực

  • Loại bỏ những ràng buộc không chặc chẻ, không rỏ ràng
  • Nói không
Ví dụ: Chính sách "Cộng Sản Giàu" bằng cách dung túng cho tham nhũng. Những người đã tham nhũng trở nên phụ thuộc, bị điều khiển.


----------
Chiến thuật là con đường đến mục đích cụ thể

Thứ Năm, 24 tháng 3, 2011

Lời mở đầu

Giấc mơ Việt Nam là ngấc mơ được bay cao, bay xa, là giấc mơ người Việt được hòa nhập cùng thế giới: hiểu được thế giới, có thể đi đến mọi nơi, có thể sống và làm việc ở mọi nơi trên thế giới.
Từ thế kỷ XII đến nay, nhiều nơi lần lượt trở thành trung tâm của thế giới như Brugge, Venezia, Antwerpen, Genova, Amsterdam, London, Boston, New York, California và ngay mai có thể là Singapore hay Doha ... vì ở đó có một xã hội tự do, dân chủ được xây dựng trên lý lẽ, mọi người trên thế giới đến đó để trao đổi hàng hóa và kiến thức.

Ở Việt Nam ngày nay, một số ngành nghề như báo chí, truyền thông, giáo dục, nghệ thuật... không thể phát triển được trước sự kiểm duyệt khắc khe, nhiều người không thể tham gia xây dựng xã hội vì những mong muốn thay đổi không được khuyến mà thậm chí bị cấm đoán. Mong muốn một xã hội tự do hơn cũng là mong muốn một xã hội có nhiều cơ hội hơn để phát triển kinh tế và con người.

Một xã hội tự do dân chủ là một xã hội mà mọi người điều có thể tham gia xây dựng nó, là một xã hội mà mọi người có nhiều cơ hội hơn để tìm thấy một vị trí trong xã hội. Đấu tranh để có được xã hội tự do dân chủ ngày hôm nay là cách tiến dần đến một xã hội ngày mai và cũng là cách để tránh một cuộc nội chiến đẩm máu để tiến lên xã hội ấy.

Con đường đến với giấc mơ Việt Nam là một đề nghị tạo dựng nền tảng xã hội để mọi người dám mơ ước và có điều kiện thực hiện mơ ước đó. Đề nghị này gồm 3 phần:
  1. Nền tảng con người hiện đại: 10 điều mà người viết xem là quan trọng để phát triển con người.
  2. Nền tảng xã hội bền vững: 10 điều cần phải làm để tạo dựng một xã hội bền vững, nền tảng một xã hội tiến bộ.
  3. Đấu tranh cho lợi ích của chúng ta: gồm những bài viết còn lại để nói lên tại sao phải đấu tranh, tổ chức như thế nào cùng với lời kêu gọi (người đọc có thể bỏ qua "Nghĩ về cuộc sống hôm nay" và "Lời kêu gọi xuống đường").
Mong xã hội chúng ta có được cơ hội rút ngắn khoản cách với những nước khác. Mong nhận được những ý kiến đóng góp của mọi người.

----------
Lợi ích chỉ được bảo đảm qua những cơ chế và mọi người phải đồng loạt đấu tranh để có được những cơ chế đó.

Thứ Ba, 22 tháng 3, 2011

Nền tảng con người hiện đại

Những người thành công trong cuộc sống là những người có mơ ước lớn dần với thời gian. Mơ ước đó được xây dựng trên nền tảng lợi ích và được thực hiện với một cách tổ chức chặc chẻ.

Con người hiện đại là những người có được kiến thức và kinh nghiệm của những người thành công. Trường đại học sử dụng kiến thức và kinh nghiệm đó để đào tạo ra thế hệ ngày mai. Do đó, chúng ta phải là :

1. Người của lý trí

Người của lý trí là người sống với các nguyên tắc. Những nguyên tắc này được dựng trên những nền tảng nào đó. Những nguyên tắc về kinh tế và về con người ngày càng giữ vị trí quan trọng, những nguyên tắc miễn phí như tình yêu, tôn giáo sẽ mất dần ý nghĩa. Trước khi nói về một vấn đề nào đó, chúng ta cần biết những nền tảng mà chúng ta muốn xem xét để khỏi mất thời gian cho những sai lệch.

2. Người nghĩ trên lợi ích (*)

Chúng ta luôn nghĩ trên quyền lợi và trách nhiệm của chúng ta. Nhưng điều quan trọng là chúng ta phải luôn có ba câu hỏi chính trong đầu: chúng ta có những lợi ích gì ? với cơ chế nào để bảo đảm chúng ta có được nó ? và chúng ta có khả năng thực hiện được không ? Khi nghe một thông tin, chúng ta phải đặt ra những câu hỏi như ai được lợi gì từ thông tin đó ? chúng ta sẽ khai thác thông tin đó như thế nào ?

3. Người biết nghi ngờ (*)

Chắc ai cũng đã từng nghe cụm từ "Niềm tin mù quán". Thực tế là không có niềm tin nào là không mù quán vì những gì được xây dựng trên niềm tin điều không được bảo đảm. Ngày nay, những việc nghiêm túc điều được xây dựng trên sự nghi ngờ. Chính sự nghi ngờ buộc chúng ta phải có những cơ chế để bảo đảm quyền lợi như hợp đồng, chống độc quyền, bầu cử ... Chúng ta không chỉ dừng ở việc đòi quyền lợi mà cần phải biết xây dựng cơ chế bảo đảm quyền lợi của chúng ta. Ngoài ra, sự nghi ngờ kích thích chúng ta suy nghĩ, làm chúng ta khôn hơn.

4. Người ham hiểu biết (*)

Dân gian có câu "muốn biết phải hỏi". Vấn đề là phải hỏi như thế nào ? Hỏi để có thêm thông tin chính xác hơn. Nhưng những bận rộn trong cuộc sống làm cho chúng ta bỏ qua những gì chúng ta không hiểu. Vì vậy, để là người có khả năng hiểu biết, chúng ta cần phải luôn nghĩ đến những từ để hỏi như cái gì, ở đâu, lúc nào, tại sao, với ai, ... và đừng ngại nói câu "Tôi không hiểu".

5. Người không lười suy nghĩ (*)

Chúng ta thường nghe những câu như: nó đánh người vì nó hung dữ, nó không làm tốt việc vì nó lười biến ... Kiểu lý luận đó không để cho chúng ta suy nghĩ tiếp và người nói ra những câu đó, muốn kết thúc một cuộc tranh luận. Đó là kiểu lý luận cục bộ. Hãy nhớ câu "Khi ai nêu ra tính cách con người để giải thích một điều gì đó thì chính họ là người muốn dừng suy nghĩ". Chúng ta phải biết kích thích suy nghĩ như: phải biết làm thế nào để ngăn chặn người hung dữ đánh người, để người lười biến làm tốt việc...

6. Người biết suy nghĩ sâu xa (*)

Để hiểu và suy nghĩ sâu một vấn đề, chúng ta cần một tờ giấy và một cây bút, chúng ta vẽ lên đó những thành tố liên quan đến vấn đề cần suy nghĩ và các mối liên hệ giữa những thành tố đó. Ví dụ về vấn đề cấm buôn bán vàng miếng, chúng ta vẽ ra những thành tố như vàng, VNĐ, USD, máy in tiền, nhà nước, ngân hàng, người dân ... và những mối liên hệ như người dân vàng, người dân bán vàng cho ngân hàng để lấy VNĐ, ngân hàng bán vàng ra nước ngoài để có USD ...

7. Người vượt qua giới hạn

Phần lớn các quyết định điều dựa trên lợi ích và lợi ích luôn thuộc về kẻ mạnh. Cách duy nhất để có thêm lợi ích là lớn mạnh hơn, có một tầm nhìn rộng hơn, có chiến thuật ở cấp độ cao hơn. Đừng ngại chấp nhận những dự án vượt ra ngoài khả năng của mình vì những dự án như thế giúp chúng ta vượt qua chính mình - bỏ qua những nhỏ nhặt trong cuộc sống và nhìn mọi sự việc ở một cấp độ cao hơn. Đó là lúc chúng ta hiểu mình có thể lớn lên.

8. Người biết yêu tự do

Người biết yêu tự do là người sống với lý trí, là người muốn bay cao bay xa để hòa nhập cũng thế giới, là người tìm hiểu các thước đo, chuẩn mực, mô hình và suy nghĩ của thế giới để chọn ra những gì có lợi cho mình, là người không cần bảo vệ quan điểm để có cơ hội lắng nghe những kinh nghiệm và hiểu biết của người khác.

9. Người biết sống hiệu quả (*)

Người biết sống hiệu quả là người sử dụng ít năng lượng nhất để hoàn thành một công việc, là người có hình chiếc tháp trong đầu khi nói, viết, nghĩ, làm, ...: người nói, viết, nghĩ, làm trên ý chính trước rồi triển khai các ý đó sau, người biết chuyển một việc khó lên cấp trên giải quyết. Người biết lựa chọn điều hay và tận dụng tốt tấc cả những gì trong giới hạn của mình như chọn những sách, phim, nhạc, ... hay nhất thế giới.

10. Người thực hiện ước mơ

Người ta có câu "Có những người không dám bước đi vì sợ gãy chân, nhưng vì sợ gãy chân mà không dám bước đi thì khác nào chân đã bị gãy". Mỗi cá nhân hay một quốc gia, nếu không dám mạnh dạn ước mơ và dấn thân thì không những không thể thành công, mà thậm chí còn trở thành yếu hèn, vô dụng.

Những người thành công không nhớ rỏ trước đó họ là ai nhưng hôm nay họ quan trọng những ý trên và luôn nghĩ đến nó. Những ý trên giúp họ trở thành những người được kính trọng trong công việc, được chú ý trong giao tiếp, có thể sống và làm việc tốt ở mọi nơi trên thế giới.

----------
Người lớn làm chúng ta khôn lớn

Nền tảng xã hội bền vững

Xã hội bền vững là xã hội có sự cân bằng quyền lực giữa người dân và lãnh đạo, giữa người nghèo và người giàu. Xã hội đó được xây dựng trên những cơ chế ràng buộc chặc chẻ. Do đó chúng ta cần phải làm ngay những điều sau đây:

1. Người dân và lãnh đạo điều có quyền

Người dân có quyền chọn nhà lãnh đạo (xã, huyện, tỉnh, trung ương) có những dự định phù hợp với lợi ích của họ (quyền bầu cử là quyền cơ bản) và nhà lãnh đạo có quyền quyết định trong một nhiệm kỳ.

2. Người lao động được cải thiện cuộc sống

Xã hội ngày càng phát triển, người lao động không thể càng nghèo thêm. Điều chỉnh lương theo hệ số lạm phát là cơ chế bảo đảm khả năng mua sắm của người lao động.

3. Bố mẹ tham gia vào giáo dục

Thế hệ đang cấp sách đến phải trả giá đắt cho sự yếu kém của nền giáo dục hiện nay. Những người bố mẹ phải cần được đến trường xem và chọn ra cách giáo dục con cái của họ.

4. Công nhân bầu ra công đoàn

Cơ chế trực tiếp bảo đảm quyền lợi của công nhân. Công đoàn, tiếng nói của công nhân, phải nằm dưới sự giám sát của công nhân.

5. Công ty phải khai báo kế toán đầy đủ

Biện pháp chống lại những việc làm bất chính, bảo vệ lợi ích của người ngoài công ty, ngăn chặn công ty nhà nước rút tiền của dân.

6. Tự do thông tin, tự do báo chí

Biện pháp bảo vệ tiếng nói của dân, tạo cho nhà báo có công việc đúng nghĩa. Sẽ không có sửa sai nếu không có cơ chế để chỉ ra cái sai.

7. Khuyến khích làm chính trị

Chính trị là việc xây dựng cuộc sống cộng đồng, là việc được khuyến khích trên phần lớn các nước trên thế giới. Thế giới lên án những nước có tù nhân chính trị.

8. Hiến pháp dân chủ

Chúng ta đã có hiến pháp dân chủ 1946. Chúng ta cần phục hồi lại hiến pháp 1946 và thêm một số điều để tăng thêm quyền của dân.

9. Pháp luật rỏ ràng

Để người dân hiểu và tôn trọng pháp luật thì pháp luật phải xây dựng trên những nguyên tắc cơ bản. Người dân thường chỉ cần hiểu những nguyên tắc ấy.

10. Liên kết trên lợi ích quốc gia

Nếu chúng ta để mất tuyến đường biển vào tay Trung Quốc thì châu Âu, Mỹ, Nhật, Hàn sẽ cùng lật đổ chế độ hiện tại vì tuyến đường biển là lợi ích của họ.

Chúng ta là người yêu hòa bình, chúng ta nghĩ đến lợi ích lâu dài, chúng ta biết phải làm gì để có một xã hội bền vững.

----------
Chỉ có cơ chế mới bảo đảm được lợi ích lâu dài

Thứ Năm, 10 tháng 3, 2011

Nghĩ về cuộc sống hôm nay

Chúng tôi xin nêu ra những lo lắng, những nguyện vọng của người dân với hy vọng chúng ta sẽ cùng nhau tìm ra giải pháp.

1. Thước đo dân chủ

Để hiểu một đất nước dân chủ ở cấp độ nào, chúng ta hãy vẽ một bảng có hai cột - một cột để chỉ ra những lo sợ của chúng ta và một cột để chỉ ra những giải pháp (biện pháp bảo vệ) cho những lo sợ tương ứng. Thật đáng tiếc là chúng ta sống trong một đất nước có qua nhiều lo sợ không có giải pháp.

2. Không còn lo sợ bất ổn nội bộ

Người dân ở các nước dân chủ trên thế giới không còn lo sợ đến bất ổn nội bộ vì mọi bất đồng trong xã hội điều có thể giải quyết qua đối thoại và cơ chế bầu cử dân chủ. Từ lâu, những người châu Âu và bắc Mỹ nghĩ đến lợi ích đến từ bên ngoài và những mâu thuẩn lớn điều đến từ bên ngoài, nếu có chiến tranh thì cuộc chiến sẽ xãy ra ở một nước thứ 3 để không ảnh hưởng lớn đến họ.

3. Các tổ chức thế giới càng lớn mạnh hơn

Các tổ chức thế giới như Liên Hợp Quốc, Tổ Chức Nhân Quyền, Ngân Hàng Thế Giới … càng lớn mạnh hơn, có nhiều điều kiện hơn để can thiệp vào những công việc nội bộ của các nước. Những chế độ độc tài sẽ dần dần bị các tổ chức này tiêu diệt bằng vũ lực hoặc thông qua dân chúng. Thể chế dân chủ sẽ lan tỏa khắp thế giới. Chúng ta có lựa chọn nào khác chăn ?

4. Chủ nghĩa tự do đang hưởng lợi

Những nước tư do nhất đang thu hút những nhà trí thức đến đó để thảo luận, nghiên cứu, làm việc và sinh sống. Một lựa chọn của các nhà lãnh đạo đã đưa những nước này đến những phát triển vượt bật. Tự do tạo điều kiện cho rất nhiều ngành nghề phát triển. Những người làm việc ở các nước này chạm đến những giới hạn của thế giới để trục lợi. Chúng ta sẽ thách thức thế giới với những giá trị mà thế giới ca ngợi chăn ?

5. Phương tây đang chống lại Trung Quốc

Phương Tây không muốn những lợi ích của họ dần dần rơi vào tay Trung Quốc. Những chế độ độc tài có khuynh hướng thân Trung Quốc sẽ sụp đổ dưới lý do ủng hộ dân chủ của Phương Tây. Trước một cuộc chiến giành ảnh hưởng trên thế giới, người Việt sẽ sáng suốt để tránh sai lầm như đã xảy ra trong quá khứ và để giành lại vùng biển Đông từ tay Trung Quốc chăn ?

6. Nhà lý luận lười suy nghĩ

Những nhà lý luận nêu ra lý do "Người Việt vô cảm và thờ ơ" để giải thích rằng sẽ không có cách mạng ở Việt Nam, xã hội bạo lực là do có nhiều người xấu tính, giáo dục kém chất lượng là lỗi của giáo viên, .... Những nhà lý luận này quên rằng trong thời kỳ hợp tác xã, mọi người điều thờ ơ với công việc nhưng hôm nay họ lại làm việc từ sáng đến tối. Đến khi nào những nhà lý luận này chịu suy nghĩ để tìm ra lời giải cho một vấn đề khó ? Xã hội sẽ đi về đâu khi có quá nhiều nhà lý luận lười suy nghĩ ?

7. Chính sách chia để trị

Nếu nói người Việt vô cảm và thờ ơ thì tại sao chính phủ phải đưa ra luật cấm kiện tập thể để ngăn tình đoàn kết yêu thương của người dân ? Đến khi nào thì chúng ta được phép tư do hợp hội ? Đến khi nào thì những người biểu tình được lên truyền hình để giải tích những gì họ đang làm ? Đến khi nào thì thủ tướng trả lời người dân về những bất đồng của họ ? Chúng ta phải tiếp tục sống ích kỷ để người khác chà đạp chăn ?

8. Hiểm nguy đang rình rập chúng ta

Khi chúng ta không còn có niềm tin vào pháp luật, chúng ta phải tự giải quyết mâu thuẫn theo cách của chúng ta như chửi bới, đánh đập, chém giết lẫn nhau... Ngay cả người thi hành pháp luật như công an, cảnh sát còn đánh chúng ta. Đến khi nào chúng ta được nhìn thấy thủ tướng đứng ra xin lỗi và hứa có biện pháp ngăn chặn sự việc tương tự xảy ra ? Chúng ta tiếp tục ngồi yên chờ ngày vào bệnh viện chăn ?

9. Tài sản không được bảo đảm

Chúng ta ngày càng nghèo đi do lạm phát quá cao, chúng ta có thể phải sống ngoài đường do những chính sách đền bù không thỏa đáng. Ngay cả những người giàu có nhất cũng phải lo lắng vì họ buộc phải hối lộ và một ngày nào đó họ có thể bị vào tù, vì chế độ độc tài sẽ sụp đổ và họ có thể mất một số của cải kiếm được. Đến khi nào thành quả từ những giọt mồ hôi của chúng ta được bảo đảm ? Chúng ta tiếp tục chấp nhận những rủi ro như thế ?

10. Không có cơ hội hòa nhập cùng thế giới

Với lý luận chỉ dựa trên những mánh khoé, với sự đùa cợt với ngôn từ, với sự từ chối các chuẩn mực, thướt đo của thế giới và với sự cấm đoán tiếp cận thông tin của thế giới, chúng ta không có cơ hội phát triển để hòa nhập cùng thế giới. Đến khi nào chúng ta được nghe thấy những người sinh viên Việt Nam liếu lo kể cho nhau nghe những ngày nghỉ ở nước ngoài ... ?. Chúng ta còn tiếp tục với nền giáo dục, nền thông tin hiện nay ?

11. Người bệnh không chịu uống thuốc

Trước đây những người Cộng Sản bị xem là những người ngu dốt. Họ đã tìm ra công thức "Cộng Sản = giàu" để thu hút người có học. Nhưng theo triết lý Cộng Sản, họ không thể trả lương cao nên họ phải tổ chức tham nhũng. Tham nhũng là nguồn sống của Cộng Sản, không thể có chuyện Cộng Sản chống tham nhũng - Họ tự chịu chết đói trong ngu dốt chăn ? Những người tham nhũng là những con giun sán sống ký sinh trên cơ thể chúng ta. Chúng ta bị bệnh giun sán, chúng ta phải chịu khó uống thuốc hay cứ mong chờ con giun sán tự uốn thuốc tự tử ?

12. Bầu cử, một cuộc thi sắc đẹp

Bầu cử là để chọn ra một người hoặc nhóm người đại diện cho những dự định ngày mai. Nhưng chúng ta phải lựa chọn ứng cử viên theo cái bằng cấp giả thật với tấm ảnh đã qua Photoshop. Chúng ta phải chọn cô này, chú kia tốt mã một chút hay sao ? Tôi nhớ hình ảnh người bệnh tâm thần, trên chiếc xe đẩy cùng với người giám hộ, bỏ lá phiếu bầu tổng thống vào thùng. Tại sao ? Họ là một con người - một người Pháp trả lời tôi. Đến khi nào chúng ta được xem như một con người ? Chúng ta tiếp tục làm những con rối sao ?

13. Chính sách ngu dân để trị

Với ngân sách giáo dục quá thấp, người giáo viên phải làm những nghề tay trái để sống, thế hệ cấp sách đến trường ngày mai sẽ ra sao ? Đến khi nào những người giáo viên được sống với cái nghề cao quý của họ ? Đến khi nào người cha người mẹ không còn phải lo lắng cho học phí của con ? Đến khi nào những người mới tốt nghiệp tự tin bước vào cuộc sống ? Chúng ta còn tiếp tục sống như những người nô lệ chăn ?

14. Cơ chế độc đảng có giá quá đắc

Ai cũng hiểu cái gì độc nhất thì đắc. Cái giá mà người dân phải trả cho cơ chế độc đảng là các vấn nạn tham nhũng, hối lộ, thiếu công bằng, hà hiếp dân lành, bưng bít thông tin, yếu hèn quì lụy trước ngoại bang ... Họ muốn mọi người có cùng một luồn suy nghĩ như những cái máy để họ điều khiển. Đến khi nào người dân không còn phải sống trong lo sợ và thiếu lòng tin vào chính bản thân mình ? Chúng ta tiếp tục để họ giết chết những ước mơ của chúng ta chăn ?

15. Lời nói không đi với hành động

Nếu các nhà lãnh đạo nói muốn chống tham nhũng thì tại sao các lãnh đạo cho phép các tập đoàn kinh tế không công bố Kế Toán đầy đủ - cho phép vi phạm nguyên tắc Kế Toán Tài Chính bắt buộc ? Việc che dấu thông tin ấy nhằm mục đích gì ? Nếu các nhà lãnh đạo nói Việt Nam là một nước dân chủ thì tại sao các lãnh đạo không triển khai các cơ để người dân thể hiện quyền lực như bầu cử phổ thông, quyền tự do cơ bản, tam quyền phân lập, ... ? Đến khi nào các nhà lãnh đạo dừng đùa cợt với người dân ? Chúng ta tiếp tục để người khác xem thường đến thế sao ?

16. Nhiều ngành nghề không thể phát triển

Thầy cô, nghệ sĩ, nhà báo, luật sư không được sống đúng với ngành nghề. Một thiệt thòi lớn đối với những người trong nghề và tấc cả mọi người dân. Một thiệt thòi lớn của Việt Nam đối với thế giới. Tại sao mọi người lại chấp nhận những mất mát lớn lao ấy ?

Chúng tôi không nói đến những bất cập khác như thiếu an toàn giao thông, mất đất, mất biển, ô nhiễm môi trường ... vì với những bất cập trên đủ để chúng ta yêu cầu các nhà lãnh đạo dừng thử nghiệm các mô hình xã hội trên đất nước Việt Nam. Chúng tôi muốn sống trong một xã hội có sự cân bằng quyền lực giữa người dân và lảnh đạo, một xã hội được xây dựng trên nền tảng của Hiến Pháp 1946.

----------
Suy nghĩ để trở thành người lớn

Thứ Ba, 8 tháng 3, 2011

Nhà lãnh đạo và công tác vận động

Làm sao các nhà lãnh đạo kinh tế bảo chúng ta làm một việc gì đó ? Các nhà lãnh đạo sử dụng một công thức với 3 yếu tố, công thức này lý giải rằng một người sẽ làm một việc gì đó khi:
  1. họ nhìn thấy lợi ích có được (lương, khen thưởng ...)
  2. họ thiết lập được mối liên hệ giữa lợi ích có được và công sức bỏ ra (lương theo sản phẩm, nghỉ việc bị trừ lương ...)
  3. họ đánh giá có khả năng thực hiện được việc đó (kiến thức, công cụ, tiền, nhân sự ... mà họ có thể sử dụng để hoàn thành công việc)
Thiếu một trong 3 yếu tố trên thì họ sẽ không có động cơ làm việc.

Ở công ty, một nhà lãnh đạo tốt phải làm cho nhân viên thấy rằng mức lương mà nhân viên nhận được là hợp lý, rằng có mối liên hệ giữa thành quả mà nhân viên nhận được và công sức mà nhân viên đó bỏ ra, và rằng nhân viên có được những gì cần thiết để có thể thực hiện tốt công việc, còn một nhân viên khôn phải biết đặt 3 câu hỏi trên với lãnh đạo của mình.

Vậy công thức trên được sử dụng như thế nào để có thể vận động nhân dân đấu tranh cho một thay đổi lớn của đất nước. Ba câu hỏi dựa trên ba yếu tố trên được nêu ra ở đây:
  1. Tôi, một người dân, sẽ có được những lợi ích gì sau cách mạng ?
    Mọi người điều nghe "nên dân chủ mang đến công bằng, an toàn, tự do..." Nhưng theo chúng tôi chế độ dân chủ được xây dựng dựa trên sự nghi ngờ, khuyến khích con người suy nghĩ, tạo điều kiện cho con người phát triển. Trái với chế độ xã hội được xây dựng dựa trên lòng tốt của con người với lý luận dựa trên tính cách của con người, rất cục bộ, rất nguy hiểm cho từng thành viên của xã hội.
  2. Cơ chế nào để đảm bảo lợi ích của tôi ?
    Cần phải có cơ chế sát với nhu cầu của người dân. Người dân đòi phải có cơ chế bầu cử tư do dân chủ vì chỉ có những lá phiếu bầu trực tiếp mới buộc các nhà lãnh đạo tương lại có những dự định phù hợp với lợi ích của dân. Chúng tôi nghĩ cần phải có cơ chế bảo đảm người dân được xuống đường, nói lên những bức xúc, lo lắng, nguyện vọng của mình.
  3. Tôi có khả năng làm được gì trong cuộc đấu tranh ấy ?
    Khi những người chịu bất công, những người hiểu được những hiểm nguy tìm tàn của một chế độ độc tài, đứng chung lại với nhau thì chế độ độc tài bất công đó sẽ sụp đổ. Nhưng thực tế không đơn giản nhứ thế vì người dân, trong chế độ độc tài, chưa biết thực hiện quyền lực của mình. Theo chúng tôi mọi cá nhân hãy bắt đầu sống với những giá trị của một xã hội hiện đại: hành động có mục đích, biết tôn trọng người khác, dám nói ra sự thật, dám nhận trách nhiệm, ...
Cuộc cách mạng là để mang lại lợi ích cho mọi người dân. Một nhà cách mạng phải nghĩ đến người dân trước và phải trả lời cho được 3 câu hỏi trên của người dân.

Dưới chế độ độc tài, các nhà cách mạng cần phải có chiến lượt lâu dài và cần phải thể hiện ra bên ngoài như không có tổ chức vì những người lãnh đạo cách mạng không thể lộ diện.

----------
Mọi quyết định điều có yếu tố lợi ích

Thứ Ba, 1 tháng 3, 2011

Làm thế nào để phản đối khôn ngoan ?

Thông tin và cách thức đấu tranh bất bạo động

"Ở đâu có bất công thì ở đó sẽ có sự trổi dậy. Khi những người chịu bất công đứng chung lại với nhau thì chế độ bất công đó sẽ sụp đổ."

1. Mục đích

Chúng ta đấu tranh đến khi nào chính phủ ra tuyên bố chấp nhận 10 điều trong mục "Nền tảng xã hội bền vững".

2. Biểu tượng

Tôi là người Việt và tôi yêu Việt Nam



Tôi vểnh tai nghe thế giới chuyển động và tôi đấu tranh cho chiến thắng ngay mai

3. Khẩu hiệu

- Trả lại Hoàng Sa cho chúng tôi !!!
- Không tham nhũng !!!
- Tăng lương !!!
- Tạo việc làm !!!
- Mua lúa, gạo đúng giá !!!
- Trả lại công lý !!! Trả lại đất !!!
- Luật pháp công minh !!!
- Ngừng kiểm duyệt Internet !!!
- Tự do báo chí, tự do ngôn luận !!!
- Không Bauxite, không ĐSCT !!!
- Thực thi Hiến Pháp 1946 !!!
- Thả ngay các tù nhân chính trị !!!
- Không độc tài !!!

4. Đấu tranh

- Mời người nước ngoài đến xem
- Lấy lòng công an, cảnh sát, quân nhân ...
- Cùng nhau bảo vệ người biểu tình
- Ngồi bệt xuống đất khi bị bắt (xem)

5. Thời gian và Địa điểm

- 10h, ngày 30 tháng Tư
- UBND tỉnh, thành phố
- Trước cổng trường đại học

6. Cách thức

- Tìm cách tiến dần về địa điểm đã chọn
- Tuần hành qua nhiều địa điểm
- Tuần hành bằng xe máy, xe đạp hay đi bộ
- Hô to những khẩu hiệu
- Cùng hát những bài hát phổ biến nhất
- Tổ chức cách thông tin cho nhau

7. Chuẩn bị

- Nước uống, thức ăn
- Máy quay phim, máy ảnh, máy ghi âm, điện thoại
- Giầy, dép thể thao
- Nón bảo hiểm, băng y tế
- Quà tặng công an, cảnh sát, quân nhân

8. Chìa khóa thành công

- Không bạo động trong mọi tình huống
- Đoàn kết, kỷ luật và tổ chức
- Dũng cảm, thông minh và quyết liệt
- Chia sẻ thông tin

9. Việc làm hôm nay

- Truyền nhau thông tin về ngày xuống đường
- Viết ngày xuống đường trên các tờ giấy bạc nhỏ
- Vận động công nhân, người nghèo, người chịu bất công tham gia ...
- Xếp hình con chim, ngôi sao, máy bay... để làm đẹp ngày xuống đường
- Viết những vở bi hài chính trị (dựng lại hiện trường những vụ án kỳ lạ nhất)
- Viết những lời đối thoại vui có tính chất châm biếm
- Nghĩ về những hình ảnh đẹp (áo dài, hình giấy, bong bóng, chim lá cây...)

10. Nghi nhớ

Không phải vì người khác đối xử không tốt mà chúng ta phải hạ thấp mình. Đừng đánh lại công an, cảnh sát ... chúng ta cần đạt mục đích trước đã.

----------
Lợi ích chỉ có được qua đấu tranh